Bệnh ung thư máu có di truyền không?

Ung thư máu là căn bệnh ác tính, nằm trong danh sách những loại ung thư nguy hiểm có tỉ lệ tử vong cao. Bệnh ung thư máu hay còn gọi là bệnh máu trắng, cơ thể xuất hiện các tế bào máu trắng từ tủy xương và các tế bào này hoạt động bất thường. Ung thư máu khi không được phát hiện sớm thì các tế bào máu trắng sẽ tăng nhanh mà cơ thể không kiểm soát được, sau đó lấn át các tế bào khỏe mạnh và suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể, gây cản trở khó khăn trong việc chống lại nhiễm trùng và kiểm soát dòng máu chảy, quá trình vận chuyển oxy. Có rất nhiều câu hỏi đặt ra cho bệnh ung thư máu, đó là: Bệnh ung thư máu chữa bằng cách nào? Ung thư máu nguyên nhân do đâu và bệnh ung thư máu có di truyền không? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc đó. Đừng vội dời đi, bởi đây sẽ là những thông tin rất bổ ích cho bạn và những người xung quanh.

Nguyên nhân gây ra ung thư máu là gì?

Theo các chuyên gia, ung thư máu xuất phát từ một vài nguyên nhân dưới đây:

Thứ nhất, bệnh nhân máu trắng là người sinh sống và tiếp xúc với môi trường phóng xạ, môi trường hạt nhân. Đây cũng là lí do vì sao mà tỉ lệ người bị bệnh máu trắng ở Nhật Bản và Hàn Quốc tăng cao sau chiến tranh thế giới thứ hai bởi đây là hai quốc gia chịu sự oanh tạc của bom hạt nhân mà chủ nghĩa đế quốc thả xuống.

bệnh ung thư máu có di truyền không

Theo nghiên cứu, những người làm việc trong môi trường có nhiều hóa chất sẽ mắc ung thư máu cao hơn những người bình thường.

Bạn có thể mắc ung thư máu nếu trước đó bạn mắc các bệnh về máu hoặc có vi rút xâm nhập trong máu.

Các bệnh nhân bị biến đổi gel hoặc có hội chứng bệnh đao (Down) là những người có khả năng bị máu trắng rất cao.

Biểu hiện của bệnh ung thư máu như thế nào?

Nếu bạn phát hiện có những đốm màu đỏ hoặc màu tím nổi trên da thì bạn hãy lập tức đến gặp bác sĩ nhé. Bởi rất có thể, hiện tượng đó là hệ quả của việc sụt giảm số lượng tiểu cầu trong cơ thể. Tiểu cầu là tế bào máu tham gia vào việc ngăn chăn chảy máu, giúp máu đông. Khi tiểu cầu giảm, nó sẽ gây ra dấu hiệu là đổi màu trên da. Đây sẽ là một trong những biểu hiện của bệnh máu trắng.

Ung thư máu sẽ làm đau xương, đau ở các bộ phận như đầu gối, khớp chân, lưng, cánh tay, khủy tay.. Đây sẽ là những nơi chứa tủy xương – nơi sản sinh ra tế bào máu.

Nếu bị ung thư máu bạn sẽ không tránh khỏi những cơn đau đầu dữ dội do oxy không được cung cấp đủ kèm theo đó là cơ thể xanh xao…

Khi bị bệnh ung thư máu, các tế bào bạch cầu mất dần khả năng miễn dịch đối với các vi khuẩn, virus xâm nhập từ bên ngoài. Viêm hạch bạch huyết là một dạng viêm bạch cầu gây ra do vi khuẩn. Do vậy, sưng hạch bạch huyết thường nổi dưới da của bệnh nhân ung thư máu và không gây đau.

Nếu bạn gặp tình trạng chảy máu cam liên tục nhiều lần thì bạn hãy đến ngay các bệnh viện phòng khám để xem mình có chính xác bị ung thư máu không. Đổ máu cam là một biểu hiện quan trọng nên bạn không nên lơ là khi thấy triệu chứng này nhé!

Việc suy giảm hồng cầu sẽ làm cho cơ thể không cung cấp được đủ lượng oxy để thực hiện nhiệm vụ hô hấp và trao đổi dưỡng khí dẫn đến tình trạng khó thở ở người bệnh.

Khi sự tiến triển của bệnh ung thư máu gia tăng ở gan và lá lách, nó có thể gây sưng tấy ở các bộ phận này. Chính vì thế, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau bụng, đầy hơi. Mất cảm giác ngon miệng, buồn nôn.

Sốt cao cũng là triệu chứng nguy hiểm của bệnh ung thư máu.

Bệnh ung thư máu có di truyền không

Đây không phải là câu hỏi của một người đây là tâm lý chung của hầu hết các bệnh nhân ung thư máu và của người thân bệnh nhân.

bệnh ung thư máu có di truyền không

Các nhà khoa học nhận định, bệnh ung thư máu không phải là bệnh lây truyền qua gel tuy nhiên không loại trừ các trường hợp đột biến gel làm tăng nguy cơ mắc ung thư máu ở thế hệ sau trong gia đình.

Vậy để đảm bảo rằng các thành viên trong gia đình có bị bệnh máu trắng không hãy đi tầm soát ung thư ở các bệnh viện và phòng khám uy tín. Đây là một nhiệm vụ mà người dân nên làm để bảo vệ sức khỏe của mình, việc xét nghiệm sớm để phát hiện ung thư không chỉ đối với bệnh máu trắng mà đối với tất cả các bệnh ung thư khác.

Những phương pháp điều trị bệnh máu trắng hiện nay

Chúng ta có thể an tâm phần nào khi biết về thông tin bệnh ung thư máu có di truyền không, bệnh ung thư máu sẽ hoàn toàn được chữa khỏi ở những giai đoạn đầu tiên của bệnh bằng các phương pháp hiện đại sau.

  1. Điều trị ung thư máu bằng phương pháp hóa trị

Hóa trị là phương pháp điều trị ung thư phổ biến, người bệnh có thể được tiêm hóa trị trực tiếp vào tĩnh mạch cũng có thể uống, tùy vào từng loại ung thư máu mà cách điều trị khác nhau.

Các loại thuốc chống ung thư máu được đưa vào cơ thể qua đường tiêm hoặc uống trực tiếp đều có ảnh hưởng tới các tế bào bạch cầu trong đại đa số các bộ phận của cơ thể.

Hóa trị bệnh ung thư được áp dụng cho người bệnh ung thư máu theo từng giai đoạn. Sau mỗi một đợt điều trị hóa chất sẽ là một giai đoạn hồi phục của người bệnh, rồi mới đến đợt truyền hóa khác. Thời gian cách nhau của mỗi đợt truyền hóa chất phụ thuộc vào sức khỏe và khả năng hồi phục của người bệnh.

Biện pháp hóa trị mang lại hiệu quả rõ rệt tuy nhiên cũng khiến cho cơ thể người bệnh gặp rất nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

  1. Phương pháp xạ trị dành cho người bị ung thư máu

Cũng giống như các loại bệnh ung thư khác, người bị ung thư máu sẽ được xạ trị để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại từ phương pháp hóa trị. Việc chiếu năng lượng cao vào tế báo ung thư sẽ ngăn chúng phát triển tuy nhiên bệnh nhân điều trị sẽ mệt mỏi, uể oải sau mỗi lần chiếu xạ.

Nếu chiếu xạ lên đầu bệnh nhân sẽ bị rụng tóc, xạ trị cũng có thể gây nên hiện tượng bồn nôn, mất cảm giác ngon miệng.

bệnh ung thư máu có di truyền không

Quá trình điều trị bằng năng lượng xạ sẽ rất vất vả và tổn hại sức khỏe cho bệnh nhân chính vì thế mà người bệnh phải có được chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi thật tốt cho lại sức.

  1. Ghép tủy cho người bị ung thư máu

Đối với những bệnh nhân ung thư máu, phương pháp ghép tủy được thực hiện phổ biến. Tủy xương sản sinh ra các tế bào bạch cầu đột biến sẽ bị phá hủy bởi hóa chất và phóng xạ, trước khi được thay thế bằng các tế bào tủy khỏe mạnh. Tủy xương dùng để thay thế thường là tế bào tủy của những người khỏe mạnh có cùng huyết thống hoặc có tế bào tủy tương ứng với người bệnh. Đôi khi, các bác sỹ cũng tiến hành lấy chính tủy xương của người bệnh để thay thế. Các bác sỹ sẽ tiến hành tách tủy của người bệnh, tiêu diệt hết các tế bào ung thư rồi cấy ghép trở lại cơ thể người bệnh.

Ngoài ra các bác sĩ có thể sử dụng liệu pháp sinh học dành cho các bệnh nhân ung thư máu. Cho dù là được áp dụng phương pháp nào thì người bệnh nên tuân thủ nghiêm chỉnh chỉ dẫn của bác sĩ, ăn uống và nghỉ ngơi thật hợp lý bên cạnh đó là tâm lý tự tin lạc quan, bớt lo âu buồn bã lo lắng có như thế tình hình sức khỏe của bạn mới được cải thiện tích cực.

Coi thêm tại : Bệnh ung thư máu có di truyền không?

Ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì và nên ăn gì là tốt cho sức khỏe

Tuy không phải là căn bệnh phổ biến so với những căn bệnh ung thư khác nhưng không thể nói rằng ung thư tuyến giáp không nguy hiểm. Tuyến giáp nằm ở trước cổ, là một bộ phẩn nhỏ trong cơ thể nhưng phải nói là chức năng của tuyến giáp cực kì quan trọng. Vai trò của bộ phận này là điều hòa sự phát triển của các cơ quan, thúc đẩy sự hoạt động, trưởng thành của mọi tế bào, ổn định nhiệt độ của cơ thể đối với môi trường, giữ cho tim và bộ não hoạt động bình thường. Và nếu như cơ quan này hoạt động không ổn định thì các cơ quan quan trọng khác trong cơ thể cũng bất thường theo. Ung thư tuyến giáp nếu được phát hiện kịp thời từ giai đoạn đầu có thể chữa khỏi bằng các phương pháp y học hiện đại, bên cạnh đó người bệnh cũng cần phải có chế độ ăn uống khoa học. Bài viết này không chỉ cung cấp các thông tin quan trọng đến bệnh ung thư tuyến giáp mà còn giúp mọi người biết được ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì và nên ăn gì.

Ung thư tuyến giáp do đâu? Triệu chứng như thế nào?

Nguyên nhân hàng đầu gây ung thư tuyến giáp chính là sự rối loạn hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch khỏe mạnh giúp cơ thẻ ngăn chặn sự xâm nhập của các vi rút vi khuẩn có hại vào cơ thể nhưng khi hệ miễn dịch suy yếu sẽ là cơ hội để các tế bào ung thư tuyến giáp phát triển âm thầm.

Nếu sự không ổn định của hệ miễn dịch là nguyên nhân chính thì thiết i ốt là nguyên nhân hàng đầu của ung thư tuyến giáp. Đó là lí do vì sao người dân ở những vùng cao sẽ mắc ung thư tuyến giáp cao hơn ở vùng đồng bằng và vùng biển.

Nguyên nhân thứ ba của ung thư tuyến giáp chính là nhiễm phóng xạ. Tuyến giáp của trẻ em nhạy hơn tuyến giáp người trưởng thành, nên nếu bị nhiễm xạ khi tuổi càng nhỏ, càng có khả năng bị các bệnh về tuyến giáp khi trưởng thành hơn những người bị nhiễm xạ khi lớn tuổi.

Thay đổi hooc môn và sự di truyền từ các thành viên trong gia đình có tiền sử ung thư tuyến giáp là nguyên nhân dẫn đến việc bạn cũng bị căn bệnh nguy hiểm này.

Nếu người bệnh mắc một chấn thương não nào đó, làm cho tuyến yên, vùng dưới đồi hoạt động không hiệu quả, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên tuyến giáp, làm tuyến giáp tiết ít hormon hơn, lâu dần gây suy giáp.

Đặc biệt, những người bị các bệnh liên quan đến tuyến giáp như: bướu giáp, basedow hoặc hormon tuyến giáp mạn tính có khả năng mắc ung thư tuyến giáp cao hơn người bình thường.

4 biểu hiện thường gặp cho thấy bạn có nguy cơ bị ung thư tuyến giáp:

Trước khi nói về việc ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì và nên ăn gì là tốt cho sức khỏe thì hãy dành vài phút để tìm hiểu xem triệu chứng của người bị ung thư tuyến giáp sẽ như thế nào nhé!

Bạn sẽ nghi ngờ mình ung thư tuyến giáp nếu thấy xuất hiện khối u lớn nằm trước cổ, nằm phía dưới của yết hầu. Nam giới sẽ phát hiện ra khối u bất thường khi cạo râu, nữ giới sẽ thấy khối u này khi chúng ta trang điểm. Nhưng bạn có quyền an tâm bởi 90% sẽ là u lành tính. Có một cách để bạn nhận biết đó là u lành hay u ác. Khi bạn nuốt mà di chuyển lên xuống thì đó là u lành tính cò nếu khối u không di chuyển thì đó là u ác tính.

Người bị ung thư tuyến giáp hay bị khản giọng bởi khối u có thể làm tổn thương dây thần kinh thanh quản. Đây là dấu hiệu dễ nhận thấy nhưng lại khá dễ nhầm bởi khản giọng cũng là biểu hiện của việc ho, viêm họng nên nhiều bệnh nhân chủ quan.

Một tỷ lệ nhỏ những người bị ung thư tuyến giáp sẽ bị ho mà không có bất cứ triệu chứng đặc biệt nào liên quan tới viêm như sốt hay đờm. Đó cũng là lí do khiến người bệnh chủ quan, không đi khám bác sĩ.

Khối u ở tuyến giáp phát triển to sẽ chèn ép khí quản làm cho bệnh nhân khó thở bên cạnh đó thực quản cũng nằm ngay dưới khí quản, vì vậy khối u tuyến giáp cũng có thể chèn ép trực tiếp hoặc gián tiếp lên thực quản khiến người bệnh cảm thấy khó nuốt hoặc đau nghẹn khi nuốt.

Ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì

Ngoài việc tuân thủ phương pháp điều trị của bác sĩ nếu muốn khỏi được ung thư tuyến giáp thì bệnh nhân buộc phải xây dựng một chế độ ăn uống nghiêm ngặt, trước tiên bạn hãy lên danh sách những thực phẩm thức uống không nên sử dụng như:

– Người bệnh mắc ung thư tuyến giáp thường khó nuốt nên khó khăn trong đường ăn uống. Chính vì thế hãy sử dụng các loại đồ ăn đồ uống dễ tiêu, chứa chất lỏng thay vì sử dụng các đồ ăn cứng như: bánh mỳ, bánh quy. Hạn chế những đồ ăn nhiều dầu mỡ chiên nướng như: khoai tây chiên…

– Đậu nành và các thực phẩm làm từ đậu nành thông thường rất là tốt cho sức khỏe nhưng đối với bệnh nhân ung thư tuyến giáp thì chúng nằm trong thực đơn phải kiêng khem.

Bạn cũng nên tránh xa những loại thực phẩm đã được chế biến sẵn, không ăn nhiều chất béo và calo.

– Đồ uống có ga nằm trong thực đơn ăn kiêng của nhiều loại bệnh trong đó có ung thư tuyến giáp. Trong thời gian điều trị bệnh, bạn cũng không nên sử dụng cà phê.

– Mặc dù chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa, nhưng nó ngăn cản sự hấp thu thuốc của cơ thể. Người bệnh cần hạn chế ăn nhưng cũng không nên loại bỏ hoàn toàn vì đây là thực phẩm cần thiết cho quá trình tiêu hóa.

Đường và các chất tạo ngọt cũng vậy. Khi tuyến giáp bị suy giảm chức năng, ảnh hưởng tới việc chuyển hóa đường thành năng lượng, gây tăng cân, ảnh hưởng hoạt động của tuyến giáp.

Ung thư tuyến giáp ăn gì bổ dưỡng?

Sau khi đã biết ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì thì đây sẽ là thực đơn mà các bác sĩ muốn bạn ăn để tình trạng sức khỏe cũng như cải thiện bệnh ung thư tuyến giáp:

– Hãy ăn nhiều các loại rau là xanh bởi đây là nguồn thực phẩm tuyệt vời giàu magie và khoáng chất, đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể, đặc biệt là các hoạt động của tuyến giáp.

– Nếu muốn cho tuyến giáp hoạt động trơn tru hơn, được cung cấp đầy đủ magie, canxi, các loại vitamin thì hãy ăn nhiều hạt hạnh nhân và hạt bí nhé.

– Các loại hải sản như cá, tôm… là nguồn thực phẩm giàu iốt, kẽm, omega -3, vitamin B và selen rất tốt. Nếu bạn cần duy trì một tuyến giáp khỏe mạnh bạn cần ăn ít nhất 3 bữa cá một tuần. Nên chú ý sử dụng các sản phẩm cá được đánh bắt tự nhiên như cá hồi, cá bơn, cá tuyết….

– Tuyến giáp của con người cần i- ốt để sản sinh ra các hooc môn cần thiết, có tác dụng cân bằng  hooc môn tuyến giáp, giảm sự hình thành u tuyến giáp. Nhưng không phải người nào cũng bổ sung đầy đủ i- ốt vào chế độ ăn của mình, nhất là những người sống ở vùng núi cao, những thực phẩm mà họ sử dụng hàng ngày rất ít i- ốt. Cách đơn giản nhất là hãy sử dụng muối có bổ sung i- ốt, lưu ý rằng những thực phẩm đóng gói, gia công thường không được bổ sung i- ốt. Hay bạn cũng có thể ăn các tảo, rong biển … rất giàu i- ốt.

Trên đây là môt vài kiến thức về bệnh ung thư tuyến giáp cũng như cách ăn uống để tuyến giáp luôn khỏe mạnh. Hy vọng sau bài viết này bạn đã biết được ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì và nên ăn gì là tốt. Chúc các bạn có một sức khỏe tốt để chống lại bệnh tật cùng với đó là tuân thủ theo pháp đồ điều trị của bác sĩ để điều trị triệt để không tái phát căn bệnh nguy hiểm này từ giai đoạn đầu tiên nhé!

Xem bài nguyên mẫu tại : Ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì và nên ăn gì là tốt cho sức khỏe

Ung thư buồng trứng có chữa khỏi không?

Ngoài ung thư cổ tử cung thì ung thư buồng trứng là một trong những bệnh khá phổ biến ở nữ giới. Đây cũng là bệnh khá nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng cũng như khả năng sinh sản của nữ giới nếu không được chữa trị ngay từ những giai đoạn đầu của bệnh. Câu hỏi: ung thư buồng trứng có chữa khỏi không? là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân. Không những giải đáp cho mọi người thắc mắc ở trên mà bài viết này sẽ mang đến cho bạn những thông tin rất cần thiết như: nguyên nhân ung thư buồng trứng, biểu hiện của ung thư buồng trắng và cách điều trị qua các giai đoạn. Đừng bỏ lỡ bài viết nhé vì biết đâu đây là những kiến thức bổ ích giúp bạn phòng tránh được căn bệnh ung thư quái ác này!

ung thư buồn trứng có chữa khỏi không

Ung thư buồng trứng nguyên nhân do đâu?

Căn bệnh về đường sinh dục nữ này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khá phức tạp. Dưới đây là 5 nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng ung thư nguy hiểm của phụ nữ.

  1. Bạn hoàn toàn làm tăng nguy cơ bị ung thư buồng trứng nếu bạn sử dụng các loại thuốc kích trứng (thuốc kích thích phóng noãn) hay sử dụng hoocmon thay thế để điều trị sau khi mãn kinh.
  2. Nếu trong gia đình bạn có mẹ, chị gái, em gái đã có tiền sử mắc ung thư buồng trứng thì nguy cơ cao bạn sẽ bị ung thư buồng trứng cao hơn những người bình thường. Vì thế nếu người nhà bạn bị thì bạn cũng nên đi khám ngay nhé (lưu ý chỉ người có quan hệ huyết thống bậc 1).
  3.  Phụ nữ tiếp xúc với bột talc qua bao cao su hoặc giấy vệ sinh có tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng. Tỷ lệ ung thư buồng trứng cao ở những người có tiền căn dùng phấn thơm ở vùng sinh dục hơn những người không sử dụng.
  4. Yếu tố tuổi tác cũng được xem là nguyên do gây nên ung thư buồng trứng, theo thống kê của bộ y tế, tỉ lệ nữ giới ở độ tuổi 50 mắc ung thư buồng trứng khá cao, và cao nhất là những bệnh nhân ở độ tuổi 60.
  5. Những phụ nữ chưa từng sinh con có nguy cơ cao hơn so với những phụ nữ đã sinh con. Trên thực tế, sinh càng nhiều con thì nguy cơ mắc ung thư buồng trứng càng giảm.

Ngoài ra, ung thư buồng trứng cũng có thể do chế độ dinh dưỡng không tốt, ăn quá nhiều món ăn dầu mỡ.

Những biểu hiện cho thấy bạn đang bị ung thư buồng trứng

Lắng nghe cơ thể của mình là cách tốt nhất để bạn tự “chuẩn đoán” xem mình có bị ung thư buồng trứng hay không? Dưới đây là một vài biểu hiện đáng lưu tâm.

  1. Thường xuyên đau lưng

Đau lưng có thể là triệu chứng của một vài bệnh liên quan tới xương khớp, đau lưng do ngồi nhiều làm việc vất vả. Nhưng nếu bạn không gặp phải các vấn đề trên thì cũng không loại trừ khả năng đau lưng thường xuyên là báo hiệu của tình trạng ung thư buồng trứng ở nữ giới.

  1. Đau bụng dưới hoặc đau vùng xương chậu

Bạn hãy đến bệnh viện kiểm tra ngay, hãy đến để bác sĩ khám cho bạn nếu bạn đang gặp tình trạng đau phần bụng dưới hoặc thấy nặng nề ở vùng xương chậu hàng ngày nhé! Đây là một biểu hiện khá nguy hiểm, rất nhiều người chủ quan không đi khám nghĩ mình bị đau dạ dày sau đó chữa không đúng bệnh khiến cơn đau ngày càng dữ dội hơn và kết quả khi đi siêu âm hoàn chỉnh thì mới biết mình bị ung thư buồng trứng.

  1. Chu kỳ “đèn đỏ” bị rối loạn

Tỷ lệ người mắc ung thư buồng trứng là từ 50 tuổi trở lên tức là sau thời kì mãn kinh. Nói như vậy không có nghĩa là những người còn có chu kì kinh nguyệt thì không bị ung thư buồng trứng.

Nếu bạn thấy chu trình hành kinh khác thường, không ổn định thì tốt hơn hết hãy đi khám bác sỹ vì biết đâu có những mầm mống tế bào ung thư đang “lục đục” nảy nở trong buồng trứng của bạn.

  1. Cơ thể mệt mỏi

Cùng với khó thở, buồn nôn và mất cảm giác ngon miệng, mệt mỏi cùng cực là một trong những triệu chứng có thể nhìn thấy với bệnh nhân ung thư ở giai đoạn tiến triển.

  1. Ăn nhanh thấy no

Đừng bỏ qua biểu hiện đáng nghi này vì nó có thể là triệu chứng của ung thư buồng trứng

  1. Đau khi quan hệ tình dục

Đau khi giao hợp có thể là một cảnh báo khẩn cấp rằng bạn đang trong giai đoạn sớm của ung thư buồng trứng. Nó liên quan đến cơn đau và áp lực vùng xương chậu, nhu cầu đi tiểu gấp và thường xuyên hơn. Cho dù việc đau đớn khi quan hệ cảnh báo điều gì, cách tốt nhất là hãy báo cho bác sỹ về các triệu chứng của bạn càng nhanh càng tốt.

  1. Cảm giác buồn nôn, nôn, đau bụng, giảm cân

Ung thư buồng trứng có thể gây tắc nghẽn ruột, gây buồn nôn, đau bụng và giảm cân.

  1. Các triệu chứng khác

Ung thư buồng trứng có thể đến từ những nguyên do như: đầy hơi, chướng bụng, lông – tóc phát triển thô và đen, táo bón thường xuyên.

ung thư buồn trứng có chữa khỏi không

Ung thư buồng trứng có chữa khỏi không?

Bây giờ là lúc giải đáp thắc mắc lớn nhất của bài: Ung thư buồng trứng có chữa khỏi không?

Bệnh ung thư nói chung càng được phát hiện sớm thì khả năng chữa khỏi càng cao. Đặc biệt với bệnh ung thư buồng trứng nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu tỉ lệ điều trị thành công được ghi nhận là 94%.

Cũng như các bệnh ung thư khác, tiên lượng bệnh ung thư buồng trứng ở người trẻ tuổi cao hơn những phụ nữ trên 65 tuổi. Lý giải nguyên nhân trên các bác sỹ cho biết những người trẻ có sức khỏe tổng quát tốt hơn, đáp ứng điều trị tốt hơn, phát hiện bệnh sớm hơn…

Theo thống kế, tỉ lệ sống trên 5 năm với bệnh nhân trong độ tuổi 15- 39 tuổi là 87%, trong khi đó những bệnh nhân trên 80 tuổi có tỉ lệ sống trên 5 năm chỉ đạt 16%.

Yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng sống của bệnh nhân là giai đoạn của bệnh lúc chẩn đoán. Tỉ lệ bệnh nhân được chữa khỏi nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm đạt hơn 90%, tuy nhiên nếu phát hiện ở giai đoạn muộn tỉ lệ sống chỉ đạt 10%. Mắc dù vậy, chỉ khoảng 30% bệnh nhân được phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm.

Các bác sỹ cho biết phát hiện sớm giúp hạn chế tình trạng bệnh di căn, nâng cao hiệu quả điều trị và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.

Có 3 phương pháp phổ biến điều trị ung thư buồng trứng hiện nay

Một là phẫu thuật: Các bác sỹ sẽ tiến hành cắt bỏ hết các khối u, tiêu diệt nhiều nhất có thể các tế bào ung thư kết hợp với phương pháp hóa trị và xạ trị

ung thư buồn trứng có chữa khỏi không

Phương pháp hóa trị: Sau phẫu thuật, sẽ có những tế bào ung thư còn sót lại. Nhiệm vụ của phương pháp hóa trị chính là tiêu diệt nốt những tế bào ung thư còn lại và những tế bào đang lây lan.

Hầu hết các loại thuốc điều trị ung thư được tiêm vào tĩnh mạch. Một số khác tồn tại dưới dạng viên nén để uống. Hóa trị liệu có thể thực hiện bằng cách đưa thuốc trực tiếp vào ổ bụng qua một ống thông.

Liệu pháp hóa trị mang lại hiệu quả rõ rệt nhưng tác dụng phụ của nó đối với cơ thể người bệnh là không hề ít:  buồn nôn và nôn, chán ăn, ỉa chảy, mệt mỏi, tê và cảm giác kim châm ở bàn tay bàn chân, đau đầu, rụng tóc, xạm da và móng.

Phương pháp xạ trị: Nếu bạn hỏi ung thư buồng trứng có chữa khỏi không? thì người ta thường xạ trị để tiêu diệt tế bào ung thư. Việc sử dụng tia năng lượng cao để loại bỏ tế bào ung thư cũng sẽ ảnh hưởng tới các tế bào bình thường khác và cũng mang đến những biến chứng không mong muốn cho người bệnh. Tuy có những tác dụng phụ nhưng không thể phủ nhận sự hiệu quả của các phương pháp này!

Coi bài nguyên văn tại : Ung thư buồng trứng có chữa khỏi không?

Triệu chứng ung thư phổi giai đoạn cuối như thế nào?

Nói đến ung thư phổi là người ta nhắc đến một trong những căn bệnh ung thư khá nguy hiểm và có nguy cơ tử vong rất cao. Cũng giống như các loại ung thư khác, ung thư phổi có từng giai đoạn, mỗi giai đoạn đều có những biểu hiện khác nhau, càng phát hiện bệnh sớm thì càng dễ chữa trị triệt để và kéo dài tuổi thọ của con người. Có rất nhiều bệnh nhân do chủ quan với sức khỏe của mình nên đã để bệnh ung thư phổi tiến triển đến giai đoạn cuối, lúc này họ phải chứng kiến sự tàn phá cơ thể hết sức khủng khiếp bên cạnh đó là thời gian sống bị rút ngắn và tỷ lệ chữa trị thành công dường như là không có. Chắc hẳn sẽ có người thắc mắc rằng: Triệu chứng ung thư phổi giai đoạn cuối như thế nào? Hãy theo dõi bài viết này để biết được những biểu hiện rõ rệt của ung thư phổi giai đoạn cuối nhé!

Tìm hiểu chung về căn bệnh ung thư phổi

Tính trung bình trên thế giới tỷ lệ người bệnh được chuẩn đoán mắc ung thư phổi sống trên 5 năm chỉ rơi vào khoảng 15% chứng tỏ độ nguy hiểm của căn bệnh này. Hiện nay, tỷ lệ người mắc căn bệnh ung thư ác tính này không ngừng tăng lên bởi khí hậu biến đổi, môi trường ô nhiễm và thói quen sử dụng thuốc lá đặc biệt là ở nam giới.

triệu chứng ung thư phổi giai đoạn cuối như thế nào

Nhắc về những nguyên nhân gây nên ung thư phổi thì có lẽ nguyên nhân hàng đầu và cũng là nguyên nhân mà cứ 100 người thì 90 người mắc phải đó chính là hút thuốc lá. Những người đã và đang sử dụng thuốc lá đều có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn gấp trăm lần so với người bình thường. Chất độc hại đến từ khói thuốc đi vào cơ thể sẽ tấn công cơ quan hô hấp, tạo thành “lớp bụi đen” bao phủ lấy phổi của người hút sau đó tác động làm cho cơ quan này suy yếu dần và làm mất khả năng hô hấp của cơ thể. Khói thuốc lá không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới người hút mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của người xung quanh. Trên thế giới, các quốc gia ở châu Âu và Bắc Mỹ có tỷ lệ người mắc ung thư phổi lớn nhất vì họ hút thuốc lá rất nhiều.

Nguyên nhân thứ hai của ung thư phổi chính là điều kiện làm việc – sinh sống ở những nơi có khói bụi độc hại: xí nghiệp, nhà máy, hít khói từ các phương tiện giao thông, hơi đốt ở các gia đình…

Bệnh ung thư phổi có thể đến do bạn gặp những bệnh liên quan đến phế quản và phổi trước đó. Yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân của bệnh ung thư phổi.

Triệu chứng ung thư phổi giai đoạn cuối biểu hiện ra sao

Đi vào câu hỏi chính của bài viết, những biểu hiện của ung thư phổi giai đoạn cuối sẽ dễ thấy ở đường hô hấp và trên toàn thân.

Biểu hiện của ung thư phổi giai đoạn cuối ở hệ hô hấp như sau:

– Khó nuốt, đau đớn khi nuốt do các tế bào ung thư đã xâm lấn tới thực quản.

– Luôn có cảm giác khó thở, khàn tiếng, ho có đờm dính máu, các cơn ho có thể thường xuyên và liên tục hơn.

– Đau tức ngực gây buồn nôn do khối u đã phát triển khá lớn làm tắc nghẽn đường thở.

– Thở gấp, thở dồn dập, hơi thở không đều và khi thở có cảm giác rin rít trong lồng ngực.

– Tràn dịch màng phổi: Có một lớp màng chứa chất lỏng bao quanh phổi. Nếu bị tràn dịch màng phổi thời gian dài có thể dẫn tới xẹp phổi gây khó khăn cho việc hô hấp.

Không chỉ dừng lại ở đây, biểu hiện của ung thư phổi ở giai đoạn cuối sẽ có những biểu hiện hết sức rõ rệt trên toàn thân người bệnh:

– Trầm cảm nặng, chán ăn, mất ngủ.

– Đau ngực, lưng, vai, cánh tay hoặc cổ bụi sưng, mặt bị phù,… Các cơn đau xuất hiện dồn dập do các tế bào ung thư đã lây lan toàn thân.

– Mí mắt bị sụp, mắt lác hoặc lé, đau đớn khi nhau, nuốt, nói, nhịp tim rối loạn do tế bào ung thư phát triển nhanh, lan rộng tới các dây thần kinh, vòm họng và tim mạch.

triệu chứng ung thư phổi giai đoạn cuối như thế nào

– Sốt: Triệu chứng ung thư phổi giai đoạn cuối này rất dễ bị nhầm với các bệnh lý về đường hô hấp khác như viêm phế quản hoặc viêm phế quản mãn tính.

Các phương pháp cứu chữa bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối

Sau khi nắm được những triệu chứng ung thư phổi giai đoạn cuối thì chúng ta sẽ đi tìm hiểu những biện pháp chữa trị ung thư phổi giai đoạn 4 cho người bệnh.

  1. Phương pháp phẫu thuật:

Ở giai đoạn cuối, thể trạng của người bệnh yếu hơn rất nhiều, tuy nhiên các bác sĩ vẫn có thể tác động “dao kéo” để cắt bỏ phần khối u. Đây là cách đơn giản nhất tuy nhiên có thể làm cho sức khỏe của người bệnh giảm sút hơn sau quá trình phẫu thuật. Nếu phương án này không khả thi bạn có thể chuyển sang phương án hai

  1. Phương pháp xạ trị

Với những bệnh nhân bị ung thư phổi giai đoạn cuối thì bác sĩ thường sử dụng phương pháp xạ trị nhiều hơn. Với bức xạ ion hóa và tia X giúp phá bỏ những khối u nhỏ, xạ trị giúp chữa lành ung thư phổi cho hơn 35% bệnh nhân mắc bệnh này giai đoạn cuối.

  1. Phương pháp hóa trị

Cùng với phương pháp xạ trị thì phương pháp hóa trị được tiến hành để tiêu diệt các tế bào ung thư ác tính cũng như ung thư di căn. Tuy nhiên truyền hóa chất vào người đồng nghĩa với những tác dụng phụ không mong muốn.

  1. Phương pháp giảm đau

Không chỉ mệt mỏi, không ăn không ngủ được mà người bệnh còn bị các cơn đau hành hạ khi ung thư di căn. Phương pháp giảm đau được áp dụng giúp cho người bệnh bớt đau đi phần nào. Trong quá trình giảm đau thì người bệnh cũng phải ăn uống, nghỉ ngơi điều độ theo chỉ dẫn của bác sĩ.

triệu chứng ung thư phổi giai đoạn cuối như thế nào

Duy trì thời gian sống cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối

Vẫn biết rằng ung thư bước vào giai đoạn cuối thì thời gian sống không còn nhiều như những giai đoạn trước tuy nhiên sống được bao lâu cũng là phụ thuộc vào bản thân của bạn. Nếu bạn ủ rũ, rầu rĩ, chán nản, lo lắng thì bạn sẽ càng kéo tình trạng bệnh và sức khỏe xấu đi, trái lại nếu lạc quan, ăn uống tập luyện điều độ theo chỉ dẫn dưới đây thì bạn sẽ có những ngày vui khỏe và ý nghĩa:

Chế độ ăn uống như thế nào là cực kì quan trọng làm sao vừa bổ sung được đầy đủ chất dinh dưỡng vừa tăng cường sức đề kháng giúp bệnh nhân có thêm sức khỏe chống đỡ lại bệnh tật, chống lại những cơn đau khủng khiếp.   Những thực phẩm bệnh nhân nên ăn là: rau củ quả màu đỏ hoặc màu cam, bơ, sữa, ngũ cốc nguyên hạt, dầu oliu, dầu đậu nành, dầu vừng…Các bác sĩ sẽ dặn bạn không được ăn đồ cay nóng, đồ có nhiều dầu mỡ và đặc biệt là tránh xa các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá…

Ngoài ra, vận động và tập luyện nhẹ nhàng mỗi ngày sẽ giúp nâng cao sức khỏe bệnh nhân và giúp tinh thần luôn được thoải mái, kéo dài thời gian sống lâu hơn. Đồng thời trong giai đoạn này, bệnh nhân thường không tránh khỏi trầm cảm, hoang mang và lo lắng, vì thế, người thân, bạn bè nên cố gắng động viên và chăm sóc để người bệnh cảm giác yên tâm và sống thoải mái hơn.

Trên đây là những kiến thức giúp bạn hiểu hơn về triệu chứng ung thư phổi giai đoạn cuối, phương pháp điều trị ung thư phổi giai đoạn bốn cũng như cách để kéo dài tuổi thọ bệnh nhân ung thư. Hy vọng đây sẽ là thông tin bổ ích cho chính bản thân bạn và những người xung quanh. Hãy sống thật vui khỏe, lạc quan, hãy tự tin chiến đấu và chống lại sự hoành hành của ung thư nhé! Chúc các bạn sẽ luôn là những bệnh nhân kiên cường.

Coi nguyên bài viết ở : Triệu chứng ung thư phổi giai đoạn cuối như thế nào?

Ung thư cổ tử cung có chết không? cách điều trị như thế nào?

Theo số liệu của bộ Y tế thế giới vào năm 2015, cứ 500.000 người phụ nữ bị chuẩn đoán là bị ung thư cổ tử cung thì một phân nửa số đó tử vong. Sau ba năm, tức là 2018, con số này có vẻ đã giảm đi do y học hiện đại hơn trong việc cứu chữa người ung thư, hơn nữa, nữ giới cũng đã biết cách bảo vệ sức khoẻ của chính mình. Tuy nhiên, con số người chết vì ung thư cổ tử cung vẫn rất đáng báo động. Câu hỏi: ung thư cổ tử cung có chết không?

Cách điều trị ung thư cổ tử cung như thế nào? Nguyên nhân nào dẫn đến ung thư cổ tử cung hay biểu hiện của nữ giới bị ung thư cổ tử cung là những câu hỏi mà hầu hết bệnh viện nào, phòng khám nào và bác sĩ chuyên khoa ung bướu nào cũng gặp phải. Bài viết này sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc đó của bạn đọc.  Đừng bỏ qua những thông tin này bởi nó có thể là kiến thức thực tế và cần thiết cho bạn, cho người thân cũng như bạn bè của mình.

Điểm mặt những “hung thủ” gây nên ung thư cổ tử cung ở nữ giới

  1. Quan hệ tình dục

Có đến gần 70% ung thư cổ tử cung bắt nguồn từ việc quan hệ tình dục quá sớm hoặc quan hệ tình dục bừa bãi, không an toàn với nhiều bạn tình. Quan hệ tình dục là con đường nhanh nhất để các loại vi khuẩn HPV xâm nhập, “làm tổ” và đem đến ung thư cổ tử cung cho nữ giới.

Nói quan hệ bừa bãi với nhiều người là nguyên nhân của ung thư cổ tử cung nhưng không loại trừ trường hợp quan hệ một vợ một chồng chung thuỷ mà không mắc ung thư nhé. Các cặp vợ chồng cần lưu ý điêu này.

  1. Hệ miễn dịch yếu

Theo đánh giá của các chuyên gia, tỷ lệ người có hệ miễn dịch yếu sẽ dễ mắc ung thư cổ tử cung hơn là những người khoẻ mạnh. ung thư cổ tử cung luôn “trực chờ” để tấn công những người có hệ miễn dịch  yếu. Đặc biệt là những bệnh nhân mang trong mình virus HIV hay người sử dụng thuốc làm ức chế hệ miễn dịch.

  1. Tinh thần căng thẳng, mệt mỏi kéo dài

Các bác sỹ của Hoa Kỳ đã khẳng định rằng nữ giới khi phải sống trong môi trường mệt mỏi, căng thẳng kéo dài, suốt ngày dầu dĩ, suy nghĩ nhiều thì sẽ mắc nhiều bệnh cao hơn người bình thường. Và một trong những bệnh gặp phải không loại trừ ung thư cổ tử cung.

  1. Yếu tố di truyền

Nếu thế hệ trước có cấu trúc gen đặc biệt đó có thể là nguyên nhân của ung thư cổ tử cung.

  1. Sinh sản quá sớm

Trước 17 tuổi các cơ quan và hoạt động sinh sản của nữ chưa thật sự hoàn thiện vậy việc sinh con trước 17 tuổi cũng khiến phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung.

  1. Sinh sản ngoài kế hoạch

Theo bộ y tế, nữ giới sinh từ ba con trở lên có tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn người chưa có con.

  1. Các nguyên nhân khác

Sử dụng thuốc tránh thai “vô tổ chức” hay sử dụng rượu bia thuốc lá chất kích thích, người có tiền sử mắc các bệnh qua đường tình dục sẽ không tránh khỏi việc mắc ung thư cổ tử cung.

Dấu hiệu nào báo động rằng bạn có thể mắc ung thư cổ tử cung

Trước khi gỉai đáp câu hỏi: Ung thư cổ tử cung có chết không? thì chúng ta sẽ đi làm rõ những biểu hiện cho thấy nữ giới có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung

  1. Chảy máu âm đạo nhưng không vào ngày đèn đỏ

Nữ giới thường nắm rõ chu kì kinh nguyệt của mình, việc chảy máu âm đạo vào ngày “đèn đỏ” là chuyện bình thường. Tuy nhiên nếu bạn thấy mình có biểu hiện này nhưng lúc đó bạn không bị kinh nguyệt thì đó là dấu hiệu bất thường và cần đi khám gấp.

  1. Âm đạo ra nước cùng với máu

các loại dịch tiết qua âm đạo là một hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy nước chảy ra từ âm đạo hoặc dịch tiết ra ngoài cùng máu đó có thể là triệu chứng của ung thư cổ tử cung.

  1. Dịch âm đạo có mùi khó chịu

Dịch tiết âm đạo ở phụ nữ khoẻ mạnh sẽ có mùi hết sức bình thường tuy nhiên nếu dịch tiết âm đạo có mùi khó chịu đó là một dấu hiệu của ung thư cổ tử cung, bạn nên đi kiểm tra và điều trị sớm nhất.

  1. Đau, khó chịu khi đi tiểu, đại tiện

Tiểu tiện và đại tiện là hai nhu cầu bình thường của chúng ta, tuy nhiên nếu khi bạn đi nhẹ hay đi nặng mà có những cảm giác đau đớn khó chịu thì cũng không nên bỏ lơ mà hãy đến gặp bác sĩ ngay nhé!

  1. Một số biểu hiện khác

Quan hệ tình dục là nhu cầu sinh lý của bất kì cô gái nào, tuy nhiên khi quan hệ lần nào bạn cũng bị đau nhiều thì cũng không loại trừ khả năng bị ung thư cổ tử cung.

Thêm nữa, biểu hiện của ung thư cổ tử cung có thể là: chân bị sưng đau, đau lưng, đau vùng xương chậu.

Ung thư cổ tử cung có chết không? Chữa được không?

Giải đáp câu hỏi chủ đạo của bài, có thể nói câu hỏi này là nỗi lo lắng thường trực của người đang bị ung thư và cả những người được chuẩn đóan là mắc ung thư cổ tử cung.

Ung thư cổ tử cung có chết không phụ thuộc vào giai đoạn nặng nhẹ của bệnh. Ở mỗi giai đoạn thì khả năng cứu sống sẽ khác nhau. Bạn hãy chú ý những điều dưới đây:

Với những bệnh nhân có dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt, có lẫn với máu trong âm đạo, ra huyết trắng có mùi hôi, kèm theo đau lưng, đau bụng, đau ở vùng chậu, vùng chân thì hi vọng chữa khỏi chiếm 70% đến 80%.

Trường hợp bệnh nhân có triệu chứng đau nhức ở vùng chậu, bị hạ chi và phù nề thì khả năng chữa khỏi bệnh khoảng 40-60%.

Còn với các bệnh nhân mà khối u đã bắt đầu lan khắp bộ phận sinh dục và cơ quan khác của cơ thể thì khả năng điều trị rất khó, chỉ có thể dùng thuốc để kéo dài sự sống.

Phương pháp chữa ung thư cổ tử cung cho nữ giới hiện nay

Người bệnh hoàn toàn có thể loại bỏ ung thư cổ tử cung 100% nếu phát hiện và chữa trị từ giai đoạn đầu.

Để loại bỏ ung thư cổ tử cung, y học hiện đại có rất nhiều các phương pháp khác nhau, tuỳ vào tình trạng, loại ung thư mà các bác sĩ đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất, hiệu quả nhất.

  1. Đối với tình trạng ung thư không xâm lấn

Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng phương pháp laser – sử dụng chùm laser có cường độ cao để “đốt” tế bào ung thư.

Phương pháp thứ hai là phương pháp phẫu thuật bằng điện thay thế giao mổ để loại bỏ ung thư

Phẫu thuật bằng dao mổ cũng là biên pháp phổ biến để cắt bỏ phần mô tử cung bất thường

Ngoài ra các khối u trong tử cung sẽ bị loại bỏ bằng cách làm đông cứng.

  1. Đối với tình trạng ung thư tử cung xâm lấn

Sẽ thật không may nếu bạn gặp phải tình trạng ung thư xâm lấn vì cách điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều và bạn sẽ phải đón nhận nhiều tin xấu:

Phẫu thuật cắt bỏ là phương pháp loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư. Tùy vào độ xâm lấn ở các giai đọan khác nhau mà bác sĩ có thể cắt bỏ cổ tử cung, một phần hoặc toàn bộ tử cung để loại bỏ khối u ra ngoài cơ thể. Phương pháp này cũng đồng nghĩa với bạn không còn khả năng sinh sản và không thể làm mẹ được nữa.

Sử dụng tia bức xạ để tiêu diệt tế bào ung thư ác tính ở giai đoạn đầu là phương pháp được dùng phổ biến hay y học gọi là xạ trị

Biện pháp hoá trị dùng để điều trị khi ung thư ở giai đoạn xấu hơn, bệnh nhân cần kết hợp hóa trị với xạ trị để đạt hiệu quả cao nhất. Các loại hóa trị mạnh sẽ đưa vào cơ thể để ngăn chặn sự phát triển, lây lan của tế bào ung thư.

Xem nguyên bài viết tại : Ung thư cổ tử cung có chết không? cách điều trị như thế nào?